BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN - GIAI ĐOẠN 2
Hotline: 0238 397 6666 tiktok zalo
logo
icon-rebuild.svg
WEBSITE ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG & HOÀN THIỆN
Chi Tiết Tin Tức

NGUYÊN NHÂN ĐAU BỤNG CẤP & MÃN TÍNH Ở TRẺ EM

Đây là dạng bệnh lý thường gặp tại các phòng khám Nhi. Nguyên nhân chủ yếu thường là do cơ năng. Nhưng với việc thăm khám và tái khám có thể loại bỏ được nhiều nguyên nhân thực thể, từ đó đưa ra các chẩn đoán và điều trị cấp cứu kịp thời cho trẻ.

1. NGUYÊN NHÂN ĐAU BỤNG CẤP TÍNH
Nguyên nhân đau bụng cấp tính ở trẻ em có thể xuất phát từ hệ thống tiêu hóa hoặc từ ngoài hệ thống tiêu hoá. Cụ thể:
a. Nguyên nhân từ hệ thống tiêu hoá:
+ Viêm ruột thừa cấp
+ Còn túi thừa Meckel (có sự hiện diện của máu trong phân)
+ Viêm hạch bạch huyết
+ Trào ngược dạ dày thực quản
+ Thoát vị nghẹt
+ Viêm gan (trước khi xuất hiện vàng da)
b. Nguyên nhân ngoài hệ thống tiêu hoá:
+ Xoắn tinh hoàn
+ Thoát vị buồng trứng
+ Rối loạn kinh nguyệt ở trẻ vị thành niên
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm bể thận
c. Nguyên nhân khác:
+ Viêm phế quản phổi
+ Đau thắt ngực
+ Huyết áp cao (ở người bị bệnh thận)

2. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU BỤNG MÃN TÍNH, ĐAU TÁI PHÁT
a. Nguyên nhân từ hệ thống tiêu hoá:
+ Viêm ruột thừa mãn tính hoặc bán cấp
+ Táo bón (là nguyên nhân rất hay gặp)
+ Thoát vị bên trong do xoay không hết của nội tạng
+ Liệt dạ dày tá tràng
+ Sỏi túi mật (đường mật)
+ Viêm tuỵ (hiếm gặp)
+ Bệnh Hirschsprung (chướng bụng – xen kẽ táo bón và tiêu chảy)
+ Co thắt do viêm nhiễm (co thắt trực tràng chảy máu, bệnh Crohn)
b. Nguyên nhân ngoài hệ thống tiêu hoá:
+ Nhiễm khuẩn tiết niệu
+ Sỏi thận
+ Khối u buồng trứng
+ Thống kinh (đau bụng kinh)
+ Bất thường ở đường sinh dục nữ (màng trinh không thủng)
+ Bệnh giun đũa
+ Khối u não (một dấu hiệu khác thường sớm hơn của khối u)
+ Thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu tán huyết
+ Biến chứng sỏi mật (hiếm gặp)
+ Không dung nạp hoặc dị ứng thức ăn


Ngoài ra, đau bụng cấp và mãn tính ở trẻ em có thể xuất phát từ nguyên nhân rối loạn thần kinh, tâm lý ở trẻ
+ Đau bụng thường xuyên, tái đi tái lại nhiều khi có thể là biểu hiện của một hội chứng phía sau hoặc do một vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn như việc cưỡng bức, ép trẻ ăn uống, gặp khó khăn ở trường học, trạng thái bất ổn do các bất đồng trong gia đình (bố mẹ ly hôn, ly thân,…)
+ Hình thái không thay đổi của những cơn đau này thường là xung quanh rốn, không có đặc điểm cụ thể để chẩn đoán được là do một nguyên nhân cụ thể nào đó. Tuy nhiên, chúng sẽ thường xuyên xuất hiện kèm theo những dấu hiệu như: rối loạn mỡ máu, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau đầu,…
Sự bất ổn trong gia đình làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cũng là một trong các nguyên nhân thực thể gây nên chứng đau bụng ở trẻ mà bác sĩ cần lưu tâm và không bao giờ được bỏ qua.

 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKII Nguyễn Danh Linh – Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An – GĐ2

ĐẶT LỊCH KHÁM

VI