Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wordpress-seo domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/nghea988/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
BỆNH SÁN DÂY LỢN VÀ BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DÂY LỢN - Nghệ An Hospital
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN - GIAI ĐOẠN 2
Hotline: 0238 397 6666 tiktok zalo
logo
icon-rebuild.svg
WEBSITE ĐANG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG & HOÀN THIỆN
Chi Tiết Tin Tức

BỆNH SÁN DÂY LỢN VÀ BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DÂY LỢN

Sán dây lợn (còn gọi là sán dây heo, sán dải heo) sống ký sinh ở phần trên trong ruột non của heo. Người bị bệnh sán dây lợn thường ít xuất hiện các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên một số trường hợp cũng gây nguy hiểm khi sán tấn công vào tim và não, ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

 

1. Nguồn truyền nhiễm

Sán dây trưởng thành sống trong ruột non của người, ấu trùng sán sống ký sinh trong mô cơ thể một số loại động vật như lợn, lợn rừng, trâu, bò, dê, ngựa, thỏ, chó, mèo…, trong đó thường gặp là thịt lợn có nang sán (thịt lợn gạo).

Hình 1: Sán dây trưởng thành

 

2. Phương thức lây truyền

Người ăn phải thịt lợn có ấu trùng sán (nang sán) chưa được nấu chín sẽ phát triển thành sán dây lợn trưởng thành ký sinh ở ruột non của người -> Đốt sán già tự rụng và theo phân bài tiết ra ngoài -> Đốt sán rữa ra và giải phóng trứng ra môi trường -> Người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ gây bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Hình 2: Vòng đời của sán dây

 

3. Các triệu chứng có thể gặp khi mắc bệnh sán dây

– Bệnh sán dây trưởng thành: gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cảm giác khó chịu bứt rứt do đốt sán rụng (sán dây bò)

– Bệnh ấu trùng: tùy vị trí ký sinh của ấu trùng mà có nhiều biểu hiện khác nhau

  • Nang sán dưới da : các nốt kích thước nhỏ như hạt đỗ, hạt lạc, di động dễ và không đau, không ngứa
  • Nang sán ở mắt : tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù
  • Nang sán ở não : động kinh, liệt tay/chân hoặc liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ, thay đổi nhân cách, đau đầu dữ dội…

Nhiễm sán lâu năm gây suy giảm thể lực, gầy mòn, mệt mỏi, thiếu máu.

Hình 3: Vôi hóa của ấu trùng sán trong cơ vùng chậu – đùi

Một số bệnh khác có thể nhầm lẫn với bệnh sán dây trưởng thành: nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ. Bệnh ấu trùng sán dây có thể bị nhầm lẫn với những bệnh do ấu trùng giun đũa chó, giun xoắn. Các triệu chứng biểu hiện ở não hoặc mắt có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác cùng chuyên khoa thần kinh như đột quỵ, u não hoặc bệnh thuộc chuyên khoa mắt như viêm kết mạc, glocom…

 

4. Xét nghiệm nào giúp chẩn đoán bệnh 

  • Bệnh phẩm phân : xét nghiệm trực tiếp hoặc phương pháp Kato tìm thấy trứng sán hoặc đốt sán trong phân
  • Bệnh phẩm máu : xét nghiệm dương tính với kháng nguyên hoặc kháng thể kháng ấu trùng sán dây lợn trong huyết thanh bệnh nhân (xét nghiệm ELISA),
  • Bệnh nhân có triệu chứng trên hệ thần kinh cần được thăm khám bằng chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính sọ não để tìm nang sán, đánh giá giai đoạn phát triển của nang sán trong não.

Hình 4: Nang sán dây lợn ở não và cơ vùng đầu mặt trên phim chụp cộng hưởng từ

 

5. Nhiễm sán dây và ấu trùng sán dây lợn thì có điều trị được không?

Khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc sán dây lợn, người bệnh nên đi đến bệnh viện để được bác sỹ chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị. Các thuốc điều trị sán và ấu trùng sán thường dùng là Praziquantel, Niclosamide, Albendazole. Các thuốc này cần được sử dụng đúng cách và đúng liều, người bệnh không tự mua thuốc uống khi chưa có chỉ định từ bác sỹ. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nhiễm ký sinh trùng và khả năng đáp ứng của mỗi người bệnh. Điều trị sán dây trưởng thành có thể chỉ cần 1 liều duy nhất, nhưng điều trị nang sán có thể kéo dài đến vài tháng. Một số nang sán ở vị trí gây chèn ép thần kinh, nang sán ở mắt…cần được can thiệp điều trị bằng ngoại khoa.

 

6. Làm gì để phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn?

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn
  • Không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín kỹ, các loại nem chua sống, rau sống không đảm bảo vệ sinh
  • Khi ăn rau sống phải rửa rau sạch dưới vòi nước
  • Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm.
  • Thực hành ăn chín, uống chín
  • Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng
  • Người có sán dây trưởng thành trong ruột cần được điều trị, sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

Hình 5: Thịt lợn nhiễm sán (thịt lợn gạo) chứa các nang sán

 

Nguồn: Ths.Bs Đậu Lệ Thuỷ – Trưởng khoa Chẩn đoán hình hình-Thăm dò chức năng-Xét nghiệm

ĐẶT LỊCH KHÁM

VI