BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN - GIAI ĐOẠN 2
ĐT: 0238 397 6666

PHỤ NỮ CÓ BỊ MÃN KINH SỚM SAU KHI CẮT BỎ TỬ CUNG HOẶC BUỒNG TRỨNG?

Tử cung và buồng trứng là các bộ phận quan trọng đối sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên có nhiều lý do bất khả kháng bắt buộc loại bỏ hai cơ quan này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vậy việc cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung có khiến phụ nữ mãn kinh sớm hay không?
Trên thực tế, theo một nghiên cứu dịch tễ học được công bố trên tạp chí Maturitas, phụ nữ thường bị mãn kinh sớm khi cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung và phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc buồng trứng có bị cắt bỏ hay không. Cụ thể:
  • Nếu cắt bỏ cả tử cung và buồng trứng: phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ mãn kinh ngay sau phẫu thuật. Buồng trứng có chức năng sản xuất estrogen và progesterone – các hormone điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và cân bằng nội tiết tố tổng thể. Nếu không có chúng, cơ thể sẽ ngừng sản xuất các hormone này và có khả năng dẫn đến các triệu chứng mãn kinh đột ngột như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và khô âm đạo.
  • Nếu chỉ cắt bỏ tử cung: trong trường hợp chỉ cắt bỏ tử cung mà không cắt buồng trứng (hoặc chỉ cắt một buồng), thời kỳ mãn kinh sẽ không xảy ra ngay lập tức. Buồng trứng sẽ tiếp tục hoạt động và sản xuất hormone, khi đó phụ nữ sẽ tiếp tục có chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi mãn kinh xảy ra tự nhiên. Tuy nhiên ngay cả khi bảo tồn buồng trứng phụ nữ vẫn phải đối mặt với di chứng lâu dài như: loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, trầm cảm, tăng lipid máu, tăng huyết áp, béo phì,…
Vì vậy, để hạn chế tối đa việc phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng do các nguyên nhân không mong muốn, chị em phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần, đặc biệt là tầm soát ung thư phụ khoa định kỳ.
*Thông tin được biên dịch bởi BSCKI Lê Thị Tuyết Hạnh – Phó khoa Phụ sản, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An – GĐ 2
*Nguồn Mayoclinic

Related News